Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông trên...
Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán
Ông Hồ Anh Minh, con trai một tỉ phú USD của Việt Nam, đã có khối tài sản vượt 10.000 tỉ đồng...
SATRA mở rộng kiểm soát chất lượng hàng hóa trong hệ thống phân phối
Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
NCB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 19.200 tỉ đồng
Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay
Tỉ phú Warren Buffett chia sẻ lý do vì sao ông từ chức CEO
Tỉ phú Warren Buffett bắt đầu mất thăng bằng, đôi khi gặp khó khăn trong việc nhớ tên ai đó, và...
CEO Nvidia lần đầu được tăng lương sau 10 năm
Ở tuổi 94, tỉ phú Warren Buffett thông báo kế hoạch nghỉ hưu
Nữ doanh nhân Lý Thị Quy được đề cử danh hiệu Bông hồng Tài năng 2025
Masterise Homes đồng hành cùng Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025
Năm thứ 2 liên tiếp Masterise Homes đồng hành cùng Lễ hội Hoa phượng đỏ, một sự kiện trọng...
Nha Trang vào top điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2025
Saigontourist Group ký loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược tại Nga, thúc đẩy du lịch hai chiều
Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết...
Năng lượng xanh cho khu công nghiệp: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ
'Siết' kiểm soát thương mại: Cảnh báo sớm cho doanh nghiệp Việt tại 2 thị trường lớn
Tăng cường liên kết chuỗi và chế biến nâng cao giá trị quả vải
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Công ty TNHH Điện Tử Nikochi Việt Nam và đơn vị đồng hành: công ty Unicorn với chương trình Tiếng...
Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Miền Trung: Ngư dân rộn ràng vươn khơi đánh bắt đầu năm
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Nhóm phát triển HAWEE khởi động nhiệm kỳ mới: dấu ấn 'chung tay kiến tạo' và cam kết hành động
Ngày 14/05/2025, sự kiện "Chung tay kiến tạo nhóm phát triển" do Nhóm Phát Triển thuộc Hội Nữ Doanh...
Những giờ miệt mài tập luyện cho màn trình diễn sống động của Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng
CEO Annie Nguyễn tỏa sáng với màn vũ đạo nóng bỏng tại lễ tôn vinh Bông hồng quyền lực 2025
Lật Mặt 8 đại thắng phòng vé với 200 tỷ doanh thu, Lý Hải tiếp tục khẳng định vị thế không đối thủ
Ca sĩ Hà Ngọc Nhung từng học diễn viên nhưng bén duyên làm ca sĩ
Dấu hiệu thiếu Omega-3 bạn không nên chủ quan
Axit béo Omega-3 giúp xây dựng và duy trì cơ thể khỏe mạnh, dưới đây là những dấu hiệu thiếu...
Những thực phẩm kết hợp với nhau giúp gan khoẻ mạnh
Trà xanh tốt đến mấy cũng đừng uống vào thời điểm này
The Merchant of Venice: Hương thơm viết tiếp di sản vàng son của Venice
Ngân hàng đề xuất cơ sở pháp lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài |
Thứ tư, 27/05/2015, 14:52 GMT+7 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài (đầu tư gián tiếp ra nước ngoài) triển khai hướng dẫn Luật Đầu tư 2014 theo chỉ đạo của Chính phủ; tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đã có phát sinh trên thực tế. Đồng thời, tăng cường hiệu quả, vai trò của cơ quan quản lý đối với các hình thức đầu tư ra nước ngoài nêu trên phù hợp với mục tiêu, định hướng của Nhà nước trong bối cảnh thực tế của đất nước; và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam mặc dù nền kinh tế đã mở cửa tương đối, thị trường tài chính phát triển, dự trữ ngoại hối lớn song ở giai đoạn đầu mở cửa cũng quản lý rất chặt chẽ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nhằm hạn chế tối đa rủi ro từ hoạt động này. Lý thuyết về tự do hóa cán cân vốn của các quốc gia cũng cho thấy, tự do hóa dòng vốn ra, đặc biệt dòng vốn ra rủi ro cao như hoạt động đầu tư gián tiếp thường được các quốc gia thực hiện ở giai đoạn sau cùng của lộ trình tự do hóa. Trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay, nền kinh tế phát triển chưa ổn định, dự trữ ngoại hối mỏng, vốn ngoại tệ vẫn thiếu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Mặt khác, nước ta mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa tài khoản vốn, việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cần được quản lý rất chặt chẽ và thận trọng nhằm tránh tác động gây xáo trộn thị trường ngoại hối, ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, tránh tác động bất lợi lên cán cân thanh toán quốc tế và cân đối kinh tế vĩ mô nói chung. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư gián tiếp còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro kinh doanh khi đầu tư vào các lĩnh vực nhiều biến động và khó kiểm soát trên thị trường tài chính quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước dự thảo Nghị định quy định chi tiết hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo định hướng: Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, thận trọng nhằm hạn chế rủi ro, kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân trong việc tham gia hoạt động đầu tư; đảm bảo phù hợp với khả năng quản trị rủi ro và năng lực tài chính của nhà đầu tư, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu quản lý nhà nước về hoạt động này. 2 phương thức đầu tư ra nước ngoài Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế và căn cứ quy định tại Luật Đầu tư và kinh nghiệm quốc tế, dự thảo đề xuất quy định 2 phương thức đầu tư gồm: Tự doanh đầu tư ra nước ngoài và ủy thác đầu tư ra nước ngoài. Đối với phương thức tự doanh đầu tư ra nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, tự doanh đầu tư ở đây được hiểu theo nghĩa nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn của chính mình, kinh doanh cho chính mình. Theo đó, khi đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư có thể thực hiện qua hai cách: Tự mua bán, chứng khoán, các giấy tờ khác ở nước ngoài cho chính mình; hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Đối với phương thức ủy thác đầu tư ra nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo phương thức này, nhà đầu tư giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức nhận ủy thác ở trong nước thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư. Theo chinhphu.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|