Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông trên...
Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán
Ông Hồ Anh Minh, con trai một tỉ phú USD của Việt Nam, đã có khối tài sản vượt 10.000 tỉ đồng...
SATRA mở rộng kiểm soát chất lượng hàng hóa trong hệ thống phân phối
Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
NCB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 19.200 tỉ đồng
Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay
Tỉ phú Warren Buffett chia sẻ lý do vì sao ông từ chức CEO
Tỉ phú Warren Buffett bắt đầu mất thăng bằng, đôi khi gặp khó khăn trong việc nhớ tên ai đó, và...
CEO Nvidia lần đầu được tăng lương sau 10 năm
Ở tuổi 94, tỉ phú Warren Buffett thông báo kế hoạch nghỉ hưu
Nữ doanh nhân Lý Thị Quy được đề cử danh hiệu Bông hồng Tài năng 2025
Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt,...
Masterise Homes đồng hành cùng Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025
Nha Trang vào top điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2025
Saigontourist Group ký loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược tại Nga, thúc đẩy du lịch hai chiều
Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết...
Năng lượng xanh cho khu công nghiệp: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ
'Siết' kiểm soát thương mại: Cảnh báo sớm cho doanh nghiệp Việt tại 2 thị trường lớn
Tăng cường liên kết chuỗi và chế biến nâng cao giá trị quả vải
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Công ty TNHH Điện Tử Nikochi Việt Nam và đơn vị đồng hành: công ty Unicorn với chương trình Tiếng...
Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Miền Trung: Ngư dân rộn ràng vươn khơi đánh bắt đầu năm
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Nhóm phát triển HAWEE khởi động nhiệm kỳ mới: dấu ấn 'chung tay kiến tạo' và cam kết hành động
Ngày 14/05/2025, sự kiện "Chung tay kiến tạo nhóm phát triển" do Nhóm Phát Triển thuộc Hội Nữ Doanh...
Những giờ miệt mài tập luyện cho màn trình diễn sống động của Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng
CEO Annie Nguyễn tỏa sáng với màn vũ đạo nóng bỏng tại lễ tôn vinh Bông hồng quyền lực 2025
Lật Mặt 8 đại thắng phòng vé với 200 tỷ doanh thu, Lý Hải tiếp tục khẳng định vị thế không đối thủ
Ca sĩ Hà Ngọc Nhung từng học diễn viên nhưng bén duyên làm ca sĩ
Dấu hiệu thiếu Omega-3 bạn không nên chủ quan
Axit béo Omega-3 giúp xây dựng và duy trì cơ thể khỏe mạnh, dưới đây là những dấu hiệu thiếu...
Những thực phẩm kết hợp với nhau giúp gan khoẻ mạnh
Trà xanh tốt đến mấy cũng đừng uống vào thời điểm này
The Merchant of Venice: Hương thơm viết tiếp di sản vàng son của Venice
Phá sản ngân hàng: Tiền gửi người dân sẽ thế nào? |
Thứ năm, 20/04/2017, 10:08 GMT+7 |
Theo dự án luật mới, Chính phủ sẽ quyết định phương án phá sản ngân hàng. Cũng Chính phủ sẽ quyết định mức cho vay đặc biệt của NHNN để chi trả số tiền gửi của cá nhân còn lại sau khi đã được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả. Tại dự án Luật Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều đề xuất mang tính đột phá, trong đó phá sản ngân hàng là một phương án được tính tới. Trong dự thảo đang lấy ý kiến hoàn thiện, có nêu quy định về phát hiện và xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, với các phương án xử lý: phương án phục hồi; phương án xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản); phương án chuyển giao bắt buộc. Trong đó các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhưng không thực hiện được các phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ; cũng không đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật, thì phải xây dựng và thực hiện phương án phá sản theo quy định tại Luật này. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng các quy định về phá sản ngân hàng là giải pháp mang tính đột phá. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, các nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp cho phá sản ngân hàng để loại bỏ những ngân hàng yếu kém trong hệ thống. “Như ở Mỹ, mỗi tháng có thể có cả chục ngân hàng có thể bị phá sản nhưng hệ thống của họ vẫn trong sự ổn định. Do sự phá sản đó mà hệ thống ngân hàng càng ngày càng lành mạnh hơn”, ông Hiếu nói. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chúng ta phải áp dụng phá sản ngân hàng như một biện pháp để dần thanh lọc và để hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. “Luật Phá sản đã có một chương về phá sản ngân hàng nhưng chưa được áp dụng. Tuy nhiên, nếu dự thảo này thành luật thì tình hình có thể sẽ khác”, ông Hiếu nhận định. Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Đã kinh tế thị trường cho thị trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá yếu kém là cần thiết”. Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, việc cho phá sản ngân hàng sẽ mang lại một số hệ quả tích cực. Thứ nhất, người gửi tiền sẽ phải cân nhắc, lựa chọn kỹ hơn địa chỉ mình muốn gửi tiền vào. “Thay vì chỉ nhắm đến các ngân hàng có mức lãi suất cao thì nay họ cũng phải quan tâm đến yếu tố an toàn cho khoản tiền của mình. Điều này sẽ góp phần làm giảm hiện tượng chạy đua lãi suất huy động trong hệ thống”. Trên thực tế, trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng từ cuối năm 2011 đến nay, rất nhiều các ngân hàng được xử lý và đưa vào giám sát đặc biệt nhưng chưa có bất kỳ trường hợp nào bị phá sản do những lo ngại với những tác động mà phương án này mang lại. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa thì việc phá sản là tất yếu khi một doanh nghiệp hay ngân hàng làm ăn thua lỗ và không thể trang trải được các khoản nợ. Trong dự thảo, NHNN cũng đã tính tới các biện pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động từ phương án phá sản một ngân hàng. Trong đó, có một quy định hoàn toàn mới, đó là quy định về biện pháp hỗ trợ đối với trường hợp xử lý tổ chức tín dụng dưới hình thức phá sản. Trong trường hợp này, trên cơ sở đề nghị của NHNN, Chính phủ quyết định mức cho vay đặc biệt của NHNN đối với tổ chức tín dụng để chi trả số tiền gửi của cá nhân còn lại sau khi đã được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả... Chính phủ cũng rất thận trọng trong quá trình xây dựng dự án Luật. Trong đó, các thành viên Chính phủ đã thống nhất phương án chỉ có Chính phủ mới được quyết định phương án phá sản với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Chính phủ cũng thống nhất dự thảo Luật cần quy định đầy đủ về các nguồn lực được sử dụng trong quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm cả việc sử dụng các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp sử dụng nguồn lực nhà nước, kể cả trường hợp cho vay tái cấp vốn, cho vay đặc biệt với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tái cấp vốn thông thường thì làm rõ các trường hợp phải sử dụng và phải được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Trước đó, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội ngày 22/10/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định cần thiết phải thí điểm phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém. “Chúng ta bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời không để xảy ra hiệu ứng domino, sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém. Làm được như vậy thì có tác dụng cảnh tỉnh rất nhiều”. Theo Baochinhphu.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|