Sửng sốt những điểm du lịch 'thách thức' mọi quy luật của tự nhiên |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ năm, 09/11/2017, 15:32 GMT+7 |
Ngày này khoa học càng ngày càng phát triển và làm được nhiều điều không tưởng. Thế nhưng tự nhiên luôn khiến con người bất ngờ với những cảnh đẹp vô cùng khác biệt và kì lạ mà các nhà khoa học cũng phải điên đầu để đi tìm lời giải đáp. Dòng sông trăm độ Shanay – Timpishka Dòng sông Shanay – Timpishka từ lâu đã trở thành huyền thoại của rừng rậm Amazon vì hiện tượng kì lạ này. Sông dài 6,24km , rộng đến 25 mét và sâu 6 mét, nhiệt độ của con sông thường dao động từ 50-90 độ C, ở một số nơi trên dòng sông nhiệt độ gần như đạt đến điểm sôi 100 độ C và có thể luộc chín ngay lập tức sinh vật bé nhỏ nào. Các nhà khoa học vẫn không thể hiểu nổi tại sao lại có thể xảy ra hiện tượng này. Thông thường những nguồn nước có nhiệt độ cao là do ảnh hưởng bởi núi lửa gần kề, nhưng so với địa điểm liên quan gần nhất thì Shanay-Timpishka còn cách 700km nữa. Hang động sặc khí sulfur Movile Được biết, hang động Movile, Rumani được phát hiện bởi một nhóm công nhân khi họ đang tìm kiếm địa điểm cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện sắp tới. Họ đang thử nghiệm đặc tính của bề mặt đất thì bỗng tìm ra một lối đi dẫn đến hang động kỳ bí này. Nếu men theo những đường hầm hẹp xuống cuối cùng, bạn sẽ tiến vào không gian chứa một hồ nước sulfur bốc lên đầy mùi trứng thối. Không khí ở đây rất độc, chứa đầy khí H2S và hàm lượng CO2 cao gấp 100 lần so với không khí trên mặt đất và cao hơn 10 lần so với những nơi núi lửa dưới lòng đại dương. Nhưng kì lạ nhất là vẫn tồn tại một hệ sinh thái sống sót trong nơi độc hại này qua từng ấy năm. Tổng cộng có 33 giống loài được các nhà khoa học thống kê lại, và chưa từng thấy ở bất kỳ đâu trên Trái Đất. Chúng đã dần thích nghi và phát triển với môi trường độc hại ở đây và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ một loại bọt khí hình thành trên bề mặt các phiến đá. Tuy nhiên việc những loài động vật này tới được hang động và bị cô lập trong đó như thế nào vẫn là bí ẩn với các nhà khoa học. Giếng nước hóa đá mọi vật thể Tại Knaresborough ở North Yorkshire có xuất hiện một chiếc giếng "thần thoại". Đó là nơi tiếp nhận nguồn nước chảy xuống từ một mỏm đá trông như bộ đầu lâu đang cười, và đáng sợ là mọi thứ bạn đặt xuống dưới nước đều bị... biến thành đá. Toàn bộ quá trình biến đổi này diễn ra trong khoảng từ 3-5 tháng. Mọi người sinh sống xung quanh đã thử với mọi thể loại đồ vật, từ gấu bông cho tới cả một chiếc xe đạp, để rồi khi quay trở lại chúng đã trở thành không khác gì một bức tượng điêu khắc. Người dân địa phương tin rằng nơi đây bị nguyền rủa bởi một phù thủy. Ngày nay các nhà khoa học đã đến phân tích mẫu nước giếng và dỡ bỏ những câu chuyện thần thoại ma quái về nó. Nước giếng được phát hiện là chứa nồng độ khoáng rất cao. Đồ vật bị nước giếng bao phủ lâu ngày sẽ hình thành một lớp khoáng cứng và dày bên ngoài, khiến chúng hóa đá. Cây kép Casorzo Đến với vùng nông thôn của Piemonte, Italy, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh vô cùng lạ mắt: một cây sơ-ri mọc trực tiếp ngay trên ngọn của một cây dâu tằm. Các cây ký sinh cũng có cách thức mọc tương tự, nhưng thường nhỏ và có tuổi thọ ngắn. Nhưng cây kép Casorzo lại là hình mẫu chứa cả 2 giống cây thân gỗ khỏe mạnh, song song phát triển. Chẳng có ai biết tại sao hay nguồn gốc của chúng. Nhiều người tin rằng hạt giống cây sơ-ri có thể được một con chim tình cờ thả lên ngọn cây dâu tằm và bằng cách nào đó đã nảy mầm và phát triển bình thường, thông qua việc mọc và bám rễ qua những khoảng trống nhất định trên thân cây và tìm đến nguồn dinh dưỡng dưới đất. Bão sét ở Maracaibo Maracaibo ở bang Zulia, Venezuela là mặt hồ lớn nhất Nam Mỹ - nơi tia sét xuất hiện với tần suất cao nhất thế giới, trung bình 140 - 160 đêm/năm, 10 giờ/ngày, 28 lần/phút. Các cuộc nghiên cứu cho rằng mỏ dầu, metan, mỏ đá chứa uranium dưới lòng hồ chính là nguyên nhân thu hút những tia sét nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn để chưng mình điều này. Hiện tượng thời tiết này cũng gắn liền với nền độc lập của đất nước Venezuela. Năm 1823, những đợt sấm chớp này đã giúp quân đội Venezuela phát hiện tàu chiến của quân Tây Ban Nha và giành chiến thắng trước kẻ thù. Chính vì thế, hình ảnh tia chớp xuất hiện cả trên lá cờ và quốc ca của bang Zulia. Hồ xanh Hokkaido Hồ xanh Hokkaido thực ra là một hồ nhân tạo, bắt nguồn từ việc chính quyền địa phương xây đập và để một số khu vực làm hồ chứa vào những năm 80 của thế kỉ 20. Nhưng việc nước hồ có màu xanh lại không nằm trong tính toán của con người. Các nhà khoa học cho rằng đó là do các phân tử nhôm OH - bị hòa tan vào trong và phản chiếu màu xanh của bầu trời. Rừng đá chuông Những tảng đá chuông kỳ lạ này được phát hiện ở Pennsylvania, Mỹ và nay đã trở thành một địa danh nổi tiếng mang tên Ringing Rocks County Park. Âm thanh xuất phát từ những tảng này có thể khiến nhiều người giật mình bởi nó quá giống tiếng chuông, nói đúng hơn là tiếng kim loại vang lên khi va chạm vào nhau. Để có được âm thanh như vậy, bạn có thể dùng một mảnh kim loại hoặc thậm chí một hòn đá khác gõ vào những tảng đá chuông này. Cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho bí ẩn về những tảng đá phát ra tiếng này. Theo Chím - phununews.vn - 08/11/2017 Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|